THẤM NHUẦN TƯ TƯỞNG

 
Giải pháp luân chuyển để tạo nguồn cán bộ kế nhiệm

HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

Tác giả: Thu Hiền - Xuân Anh - Đức Hoàng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm công tác cán bộ, Người đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Khát khao để xây dựng một tỉnh Lào Cai giàu mạnh sẽ đặt trọng trách lên vai những cán bộ, đảng viên, những con người “chèo lái con thuyền của sự phát triển”. Bởi vậy, công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn giũa trong môi trường thử thách là cách mà Đảng bộ các cấp tỉnh Lào Cai đang xây dựng đội ngũ nhân sự cho nhiệm kỳ khóa tới. Một trong những giải pháp hiệu quả, không mới nhưng vẫn rất thời sự, đó chính là: Luân chuyển cán bộ.

LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ LÀ VẤN ĐỀ KHÔNG MỚI, NHƯNG CẦN PHẢI “KHÉO DÙNG” VÀ “DÙNG ĐÚNG”, LÀ GIẢI PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ TẠO NGUỒN CÁN BỘ KẾ NHIỆM VỪA HỒNG, VỪA CHUYÊN 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”; do đó, theo Bác, “phải biết rõ cán bộ”, “phải khéo dùng cán bộ”; “phải giúp cán bộ cho đúng”; “phải giữ gìn cán bộ” . Thấm nhuần tư tưởng của Bác về công tác cán bộ, tỉnh Lào Cai đã thực hiện mạnh mẽ công tác luân chuyển cán bộ theo Quy định 98 -QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ chính trị.

Quán triệt tinh thần này, các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã chỉ đạo thực hiện với phương châm bồi dưỡng toàn diện, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ. Trọng tâm là tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng qua thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín về công tác cán bộ trong từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương. Bên cạnh đó, từng bước điều chỉnh, bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là ở cơ sở, địa bàn khó khăn, đồng thời đây cũng là sự chuẩn bị một bước về nhân sự cho đại hội Đảng các cấp (nhiệm kỳ 2020 - 2025).

Kết quả cho thấy, qua gần 02 năm thực hiện, toàn tỉnh đã luân chuyển đối với 247 lượt cán bộ, gồm: Luân chuyển giữa các cơ quan cấp tỉnh 27 người; Luân chuyển từ tỉnh về huyện, thành phố 20 người; từ huyện, thành phố lên tỉnh 17 người, đặc biệt có tới 82 cán bộ từ huyện, thành phố được luân chuyển về xã, phường … Bên cạnh đó là luân chuyển giữa các cơ quan trong huyện, thành phố, từ xã, phường lên huyện, thành phố và luân chuyển giữa các xã, phường, thị trấn.

Ở nhiều địa phương của Lào Cai, hiệu quả từ công tác luân chuyển đã thực sự cho thấy cách làm đúng đắn, “khéo dùng” và “dùng đúng” cán bộ. Chẳng hạn như ở Đảng bộ huyện Sa Pa, theo tinh thần chung của Quy định 98/QĐ-TW ngày 07/10/2017 và Quy định 21 ngày 21/11/2017 của Tỉnh ủy Lào Cai về luân chuyển cán bộ đó là xuất phát từ nhu cầu công việc để thực hiện luân chuyển, Đảng bộ huyện đã thực hiện luân chuyển 10 cán bộ cho những địa bàn khó khăn, phức tạp.

LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ LÀ VẤN ĐỀ KHÔNG MỚI, NHƯNG CẦN PHẢI “KHÉO DÙNG” VÀ “DÙNG ĐÚNG”, LÀ GIẢI PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ TẠO NGUỒN CÁN BỘ KẾ NHIỆM VỪA HỒNG, VỪA CHUYÊN 

Nhờ triển khai đồng loạt các giải pháp trong phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đã đạt những con số ấn tượng. Số hộ nghèo giảm mạnh 7 lần so với đầu nhiệm kỳ; giá trị canh tác /1ha tăng từ mức trên 70 triệu đồng năm 2015 đến mức 102 triệu đồng/ha năm 2018.

Tổng thu nhập bình quân trên đầu người năm 2018 trên 3,5 lần so với năm 2015, từ mức 9 triệu lên xấp xỉ 32 triệu đồng/người/năm. Đây chính là nền tảng quan trọng thúc đẩy mục tiêu của xã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2019, sớm 2 năm so với lộ trình đề ra.

KHÔNG TƯ DUY NHIỆM KỲ, LẤY SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀM THƯỚC ĐO THÀNH CÔNG

Sản phẩm dịch vụ du lịch “Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn” đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP

Để du lịch phát triển một cách bền vững, xã Tả Phìn đặc biệt chú trọng đến việc chuẩn hóa các dịch vụ du lịch hiện có. Yêu cầu đặt ra cho các dịch vụ du lịch hiện nay của xã đó là cung ứng những sản phẩm khách du lịch cần chứ không phải là những gì mà người dân làm du lịch của xã sẵn có, nhưng dứt khoát phải dựa trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai, năm 2019, xã Tả Phìn có sản phẩm Dịch vụ du lịch “Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn” của Hợp tác xã Tả Phìn xanh đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP.

Đây là sản phẩm OCOP về du lịch dịch vụ đầu tiên của tỉnh Lào Cai và là sản phẩm thứ 2 trong cả nước. Giá trị cốt lõi của sản phẩm này đó chính là nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp giữa thiên nhiên và con người, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với phát triển du lịch.

Du khách thích thú với các sản phẩm đậm nét tri thức bản địa

Là xã thuần nông với 97% người dân có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, nên xã tập trung khai thác tiềm năng lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Để nâng cao giá trị canh tác, thu nhập cho người dân, cấp ủy chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp cụ thể về xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế như: Chuyển đổi 85 ha diện tích trồng lúa, ngô sang trồng hoa, rau công nghệ cao để tăng thu nhập. Đặc biệt là cây địa lan. Nếu như năm 2015, nguồn thu từ địa lan là khoảng 7,5 tỷ đồng, thì đến năm 2018 con số thu đã lên tới trên 50 tỷ đồng. Hiện nay, sản lượng địa lan của xã Tả Phìn chiếm khoảng 85-87% sản lượng địa lan của cả huyện Sa Pa và khoảng 75% sản lượng địa lan của cả tỉnh Lào Cai.

Để bảo tồn tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc Mông, Dao trên địa bàn xã gắn với sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng có lợi thế so sánh cao, phục vụ thị trường như: các sản phẩm thuốc tắm đồng bào dân tộc Dao đỏ, liệu trình vật lý trị liệu chăm sóc sức khỏe của đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Dao đỏ gắn với mở rộng diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng ... xã Tả Phìn đã chú trọng đầu tư, quy hoạch diện tích để trồng là 34 ha. Hàng năm, thu nhập từ nguồn dược liệu trên địa bàn xã là 17 tỷ đồng.

Thế mạnh thứ hai được Tả Phìn tận dụng triệt để đó là khai thác loại hình du lịch cộng đồng. Trên địa bàn xã hiện có hơn 30 homestay cho khách lưu trú. Cùng với đó, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc kết hợp với sản phẩm của các hợp tác xã, làng nghề thủ công truyền thống như: thuốc tắm người Dao đỏ Tả Phìn, dệt thêu thổ cẩm, chạm bạc, rèn sắt đã hỗ trợ cho du lịch trên địa bàn xã phát triển. Năm 2018, số khách du lịch đến với địa bàn xã là trên 70.000 lượt người. Việc gìn giữ, bảo tồn và khai thác từ chính giá trị của tri thức bản địa đã tạo điều kiện thúc đẩy mô hình hoạt động của Công ty Thuốc tắm SAPANAPRO theo hình thức doanh nghiệp cộng đồng xã hội. Từ chỗ chỉ là một tổ hợp tác thì nay công ty có 118 cổ đông.

Họ chính là người Mông, người Dao ở xã Tả Phìn, phần đa trong số họ là người ngày ngày ươm trồng, mở rộng diện tích trồng những giống cây thuốc quý trong bài thuốc tắm Dao đỏ Tả Phìn để cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty. Chính lợi thế cảnh quan thiên nhiên, điều kiện khí hậu, sự chuyên nghiệp trong cách thức làm du lịch, sự mộc mạc của các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, và đặc biệt là cách thức nâng tầm giá trị tri thức bản địa... đã tạo nên sức hấp dẫn cho du khách khi đến với Tả Phìn.

Tỷ lệ hộ nghèo của xã Tả Phìn từ năm 2015 đến 2019

Được xã hỗ trợ về giống, vốn vay, khoa học kỹ thuật phát triển mô hình trồng địa lan, nuôi ong và chăn nuôi lợn, gà... nhất là từ tăm 2017, từ khi có con đường trải bê tông êm thuận, dài hơn 5 km nối liền đội 13, thôn Tả Chải với trung tâm xã, không còn cái cảnh phải thồ hàng ra trung tâm xã, huyện bằng ngựa hoặc những chiếc xe Minsk, mà ô tô tải có thể vào tận nơi thu mua, chuyên chở, gia đình anh và nhiều hộ khác trong thôn mới có cơ hội đổi đời như vậy.

Trước đây đội 13 có tới 24 hộ nghèo nhưng đến nay chỉ còn 1 hộ và dự kiến cũng sẽ thoát nghèo trong năm nay.
Đổi thay từ một thôn vốn xa nhất và khó khăn nhất của Tả Phìn phần nào phản ánh tốc độ giảm nghèo “phi mã” ở địa phương này. Nếu như năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí nghèo đa chiều) của xã là 43,1%, thì đến năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,15%, giảm tới 7 lần so với đầu nhiệm kỳ.

Ngôi nhà mới xây khang trang vững chãi bằng nguồn thu nhập từ trồng lan và chăn nuôi

Khi chúng tôi đến gia đình anh Lý Láo Tả, hình ảnh người đàn ông người Dao đang chăm chút cho sân vườn đầy hoa và ngôi nhà khang trang, nằm tận cuối con đường dài nhất (nối đội 13, thôn Tả Chải với trung tâm xã Tả Phìn) thực sự đã gợi lên cuộc sống sung túc, an nhàn và hưởng thụ. Nhưng điều vô cùng bất ngờ đối với chúng tôi, gia đình anh mới là hộ thoát nghèo của xã Tả Phìn trong năm 2018 với mức thu nhập trong năm lên tới 300 triệu đồng.

ƯU TIÊN CHO NHỮNG TIỀM NĂNG THẾ MẠNH CÓ LỢI THẾ SO SÁNH...

Từ một xã vùng 3 nghèo của huyện Sa Pa, trong vòng 4 năm, từ năm 2015 đến nay, Tả Phìn đạt thu nhập bình quân đầu người tăng 3,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 7 lần – cán đích nông thôn mới trong năm 2019, về sớm 2 năm so với lộ trình đề ra... Những con số “biết nói” này thực sự gắn với những nỗ lực, tâm huyết của cấp ủy chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã, trong đó đậm nét là vai trò của đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Đỗ Minh Trí – một cán bộ tuyên giáo được huyện Sa Pa luân chuyển từ huyện xuống xã vào năm 2015.

NHỮNG CON SỐ “BIẾT NÓI”...VÀ DẤU ẤN CỦA CHỦ TỊCH UBND XÃ ĐỖ MINH TRÍ 

Mấu chốt thứ 3 đó là lựa chọn những vấn đề, những trọng tâm ưu tiên đột phá theo lộ trình, không dàn trải trong điều kiện nguồn lực là hữu hạn. Để thực hiện tốt, bên cạnh tư duy, tầm nhìn của cán bộ chủ chốt, thì các yếu tố cần thiết đó là sự đoàn kết đồng lòng, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; gần dân, sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh khi triển khai thực hiện của đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt.

Ví dụ về công tác giảm nghèo, cách làm của Tả Phìn là rất sáng tạo. Không chọn cách chia đều sự hỗ trợ nguồn lực cho tất cả các hộ nghèo, mà lựa chọn những hộ có tư duy tích cực, chủ động thoát nghèo để tập trung tiếp cận nguồn lực. Là địa phương đầu tiên của huyện Sa Pa triển khai thực hiện cho các hộ nghèo làm đơn đăng ký xin thoát nghèo. Những hộ chủ động làm đơn, xã sẽ cử cán bộ điều tra thực trạng và phương án giảm nghèo của hộ, từ đó hỗ trợ nguồn lực cả về vốn cũng như khoa học, kỹ thuật và thị trường để các hộ nhanh chóng thoát nghèo.

Và với cách làm như vậy, hiệu quả từ công tác giảm nghèo nhanh chóng được lan tỏa, và những hộ đã thoát nghèo lại hỗ trợ cho các hộ nghèo khác, góp phần thúc đẩy nhanh công tác giảm nghèo ở địa phương, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại của người dân.

Với mỗi mô hình phát triển kinh tế, đồng chí Trí không chỉ là cầu nối giữa các chuyên gia, những nhà chuyên môn và các hộ gia đình có kinh nghiệm từ trước mà còn tích cực học hỏi, trang bị kiến thức, tích lũy những kinh nghiệm, bí quyết để từ đó chia sẻ cho những hộ mới tham gia phát triển mô hình. Đi sâu đi sát, thường xuyên nắm bắt thực tế, tìm đến những kênh thông tin phản hồi để có thể giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra hoặc có sự điều chỉnh cho phù hợp là cách mà Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đỗ Minh Trí luôn chú trọng thực hiện trong công tác chỉ đạo điều hành.

Với lợi thế sẵn có là người từng làm trong lĩnh vực du lịch nhiều năm, lại cộng thêm có vốn ngoại ngữ được đào tạo, việc tiếp xúc thường xuyên với khách du lịch, nhất là những khách du lịch nước ngoài đã giúp đồng chí Đỗ Minh Trí có nhiều thông tin phản hồi để điều chỉnh và khai thác hiệu quả thế mạnh phát triển du lịch và các sản phẩm dịch vụ phụ trợ. Đặc biệt, trong những năm qua, cấp ủy chính quyền xã, nhất là cá nhân đồng chí Đỗ Minh Trí luôn có mối quan hệ chặt chẽ với đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn bản nên những khó khăn phát sinh từ các hộ dân, các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn xã luôn sớm được nắm bắt và tháo gỡ kịp thời.

Thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, các mục tiêu phát triển bền vững đã và đang được hiện thực hóa ở Tả Phìn là dấu ấn đậm nét trong nhiệm kỳ 2015-2020 gắn với vai trò chỉ đạo, điều hành của đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đỗ Minh Trí, là nền tảng căn bản để nhiệm kỳ tới 2020-2025, Tả Phìn có cơ hội vươn mình mạnh mẽ, đem lại cuộc sống ấm no, sung túc cho đồng bào các dân tộc nơi đây./.

Thấm nhuần tư tưởng của Bác “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”, khẩu hiệu hành động về đạo đức và phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ công chức xã đó là: “Cần, kiệm, liêm chính - chí công vô tư”; “Nghe dân nói – Nói dân hiểu – Làm dân tin”.

Bởi vậy, mấu chốt thứ 2 được xác định đó là tập trung mạnh mẽ cho công tác cải cách hành chính; sửa đổi lề lối, tác phong, chuẩn hóa phương pháp làm việc theo kế hoạch đảm bảo tính hiệu quả của cán bộ, công chức xã và đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn bản; tăng cường phối hợp với các phòng ban, đơn vị chức năng của huyện để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, nổi cộm hoặc những lĩnh vực cần có sự hỗ trợ về mặt chuyên môn.

Việc hoàn thiện quy chế làm việc, chấp hành nghiêm túc giờ giấc, giao đúng người đúng việc và đánh giá cán bộ dựa trên tiêu chí, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, đặc biệt coi trọng tiết kiệm chi để dành đầu tư trang thiết bị công nghệ, ứng dụng các phần mềm trong quản lý điều hành ở tất cả các lĩnh vực.

Tả Phìn là xã đầu tiên của huyện Sa Pa dùng nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để trang bị toàn bộ hệ thống camera giám sát quá trình làm việc của cán bộ công chức. Từ chỗ là một chính quyền nông thôn, các cơ chế điều hành đã dần chuyển sang hoạt động như một chính quyền đô thị đã giúp cho mọi hoạt động được giải quyết trơn tru, nhanh chóng hơn, hiệu quả công việc được nâng cao rõ rệt.

Mấu chốt đầu tiên, theo đồng chí Đỗ Minh Trí – Phó bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Tả Phìn thì đó chính là sự đoàn kết đồng lòng của cán bộ chủ chốt, của đội ngũ cán bộ công chức, tổ chức đoàn thể và nhân dân.

Bên cạnh việc cán bộ luân chuyển có đủ năng lực, tư duy cho sự phát triển để huyện có quyết định luân chuyển, điều động về cơ sở thì theo đồng chí Đỗ Minh Trí, chính sự chân thành, tâm huyết, đặt nhiệm vụ công việc lên trên hết của cán bộ khi được luân chuyển sẽ sớm tạo nên sự gắn kết tập thể.

Đặc biệt, tư duy nhiệm kỳ cần phải loại bỏ. Nghĩa là trong công tác chỉ đạo điều hành không “dễ làm, khó bỏ”, mà những khu vực khó khăn nhất, những vấn đề tồn tại nhất, trì trệ nhất của địa bàn phải được ưu tiên giải quyết.

Ví dụ, trong khi ở khu vực trung tâm xã rất cần được đầu tư nâng cấp thì xã lựa chọn thi công cho tuyến đường hơn 5 km đi đội 13, thôn Tà Chải, là tuyến được thi công phục vụ cho những thôn bản khó khăn nhất, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của xã. Việc ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng tuyến đường này đã không chỉ giúp cho các hộ nghèo có cơ hội vươn lên, mà còn mở rộng không gian phát triển kinh tế, tạo bản lề cho các mục tiêu có tầm nhìn phát triển bền vững.

Vậy, để Tả Phìn có sự đổi thay “thần kỳ” trong một khoảng thời gian có thể nói là không dài thì đâu là những vấn đề mấu chốt?

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội xã Tả Phìn, giai đoạn 2015-2019

Chi tiết mời quý vị và các bạn theo dõi video sau:

Nghe phát thanh tại đây:

“ÔNG CHỦ TỊCH XÃ NÀY KHÔNG HỨA XONG ĐỂ ĐẤY” 

Ở một địa phương khác của Lào Cai, một minh chứng tiêu biểu khác trong việc “khéo dùng” và “dùng đúng” cán bộ đã tạo nên sự đổi thay “kỳ diệu” cho địa phương. Là xã vùng 3 của huyện Bảo Yên, Xuân Thượng có 15 thôn bản, gần 4.800 người sinh sống, chủ yếu là người Dao, Mông, Tày. Với một xuất phát điểm thấp, là một trong những xã khó khăn của huyện Bảo Yên, nhưng những kết quả đạt được của Xuân Thượng những năm gần đây thực sự rất ấn tượng. Phát huy hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Xuân Thượng Nguyễn Văn Dũng đã thực sự ghi dấu ấn cho sự phát triển của địa phương này.

TỪ LÂU, CHÚNG TA ĐỀU BIẾT, CÔNG TÁC CÁN BỘ CÓ VAI TRÒ ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG. TRONG DI CHÚC, CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NHẮC NHỞ: “ĐẢNG PHẢI LUÔN NUÔI DẠY CÁN BỘ NHƯ NGƯỜI LÀM VƯỜN VUN TRỒNG NHỮNG CÂY CỐI QUÝ BÁU”.

Tỉnh Lào Cai thời gian qua đặc biệt coi trong công tác luân chuyển cán bộ với phương châm đáp ứng nhu cầu công việc “việc tìm người”. Việc thực hiện nghiêm túc Quy định 98/QĐ-TW ngày 07/10/2017 của Bộ chính trị về công tác luân chuyển cán bộ và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) tăng cường bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương đã thực sự tạo ra “luồng gió mới”, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã có những bước thay đổi đáng kể.

Bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo, mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành tỉnh phát triển, là điểm sáng về kinh tế, xã hội nơi địa đầu của Tổ quốc thì giải pháp quan trọng đặt ra đó là xây dựng đội ngũ nhân sự kế nhiệm vừa hồng, vừa chuyên. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”– Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn vẹn nguyên giá trị, nhất là trong thời điểm hiện nay, Đảng bộ các cấp đang ráo riết chuẩn bị đại hội.

Nhân dịp này, phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lào Cai đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Phi Vân – Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy về việc thực hiện công tác tạo nguồn cán bộ kế cận đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

- Thưa đồng chí! Trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai thực hiện nghiêm túc Quy định 98 của Bộ chính trị về công tác luân chuyển cán bộ và được Tỉnh ủy Lào Cai cụ thể hóa bằng Quy định số 21. Trên bình diện chung, đồng chí đánh giá việc triển khai các quy định này ở Lào Cai? 

Đồng chí Đặng Phi Vân: Trước hết, phải nói Đảng ta rất quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ và coi công tác cán bộ là then chốt trong xây dựng Đảng. Cho nên trong các kỳ đại hội đều có các nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ như là tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Đồng thời, Trung ương đã ban hành Quy định số 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ. Tỉnh Lào Cai chúng ta cũng đã ban hành Quy định số 21-QĐ/TU ngày 21/11/2017 về luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.

Phải khẳng định rằng, đây là chủ trương đúng, cùng với việc thực hiện quyết liệt với quyết tâm chính trị cao góp phần quan trọng cho sự phát triển của Lào Cai. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh đã luân chuyển được xấp xỉ 250 lượt cán bộ lãnh đạo quản lý. Việc luân chuyển được chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng; luân chuyển một cách linh hoạt (tỉnh – huyện – xã và ngược lại), tạo bổ sung đội ngũ cán bộ nguồn có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín.

Do vậy, sản phẩm của công tác luân chuyển có thể đánh giá đó là: Cán bộ được luân chuyển và sắp xếp sau luân chuyển có đầy đủ các tiêu chí theo quy định, đã phát huy được năng lực, sở trường góp phần quan trọng cho sự phát triển của tỉnh.

Đồng chí Đặng Phi Vân: Ngoài những ưu điểm nổi trội thì trong quá trình triển khai, công tác luân chuyển cán bộ vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là:

Thứ nhất là nhận thức của một số cấp ủy về công tác luân chuyển cán bộ chưa sâu sắc về nội dung – mục đích – yêu cầu của công tác luân chuyển; còn có sự nhầm lẫn giữa được luân chuyển với điều động, bố trí sắp xếp cán bộ nên chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoặc có xây dựng nhưng chưa thực sự sát - đúng với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Việc chuẩn bị nhân sự để thực hiện công tác luân chuyển, nơi này nơi khác vẫn còn có sự lúng túng, việc lựa chọn cán bộ chưa sát, chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.

- Những tồn tại, vướng mắc nào cần tập trung tháo gỡ thưa đồng chí?

- Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 Trung ương 7 khóa 12, đó là thực hiện cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương. Vậy trong nhiệm kỳ tới đây, Lào Cai đã có sự chuẩn bị như thế nào để triển khai nội dung Nghị quyết này?

Đồng chí Đặng Phi Vân: Có thể nói việc triển khai cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương cũng đã được Tỉnh ủy Lào Cai triển khai trong đầu nhiệm kỳ này. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, đối với tỉnh Lào Cai, với việc chúng ta đã luân chuyển cán bộ tới các đảng bộ trực thuộc, các đảng bộ huyện, thành phố thì đến thời điểm này, cơ bản bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện không phải là người địa phương (cán bộ được luân chuyển từ tỉnh).

Và cũng để chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2020 – 2025, trong công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội, Tỉnh ủy đang đặt ra mục tiêu đặt ra 100% các Đảng bộ trực thuộc tỉnh (huyện, thành phố) đối với các chức danh chủ chốt như bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện không là người địa phương; phấn đấu đối với xã, phường, thị trấn khoảng 50% thì chắc chúng ta sẽ làm được. Giải pháp thì nhiều. Ví dụ, hiện nay ở các huyện, thành phố đã xây dựng các phương án luân chuyển ngang giữa xã, giữa phường với phường, luân chuyển từ trên xuống.

Để giải quyết vấn đề này, trên cơ sở quy hoạch cấp ủy, chúng ta đã thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch gắn với công tác chuẩn bị nhân sự đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt. Hiện nay, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu kế hoạch luân chuyển, điều động cán bộ bám sát mục tiêu không là người địa phương đối với các đảng bộ trực thuộc; sẽ triển khai, thực hiện trước đại hội đảng các cấp (3 - 6 tháng). Đồng thời chỉ đạo các Đảng bộ cơ sở thực hiện các mục tiêu trên.

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV

- Khát khao để xây dựng một tỉnh Lào Cai giàu mạnh sẽ đặt trọng trách lên vai những cán bộ, đảng viên, những con người “chèo lái con thuyền của sự phát triển”. Tiếp thu quan điểm của Đảng về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp, các tiêu chí đặt ra cho đội ngũ nhân sự kế nhiệm ở tỉnh ta là gì thưa đồng chí?

Đồng chí Đặng Phi Vân: Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ là “then chốt” trong công tác xây dựng Đảng, quyết định sự thành bại của cách mạng.

Ngay đầu quý II vừa rồi, công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội được rà soát, sàng lọc lựa chọn một cách kỹ lưỡng từ khâu quy hoạch; đánh giá cán bộ để lựa chọn nhân sự cho nhiệm kỳ tới.

Ngoài tiêu chuẩn chung về cán bộ theo quy định của Trung ương thì đội ngũ nhân sự kế cận tỉnh Lào Cai phải là những cán bộ thực sự tiêu biểu về đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, trí tuệ trong sáng, gương mẫu về mọi mặt; là những cán bộ tiêu biểu, xuất sắc đã được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện theo chức danh, nhất là những người đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội, có “sản phẩm” cụ thể, có triển vọng phát triển. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Trung ương, đó là phải đổi mới trẻ hóa cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn và có sự chuẩn bị chu đáo, kết hợp các độ tuổi đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa và phát triển, giữ vững đoàn kết nội bộ và ổn đinh chính trị để có được đội ngũ đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí đã tham gia trả lời phỏng vấn!

Thực hiện: tháng 10 năm 2019

LaocaiTV © 2019

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai được thành lập ngày 1/10/1991 cùng với việc tái thành lập tỉnh Lào Cai

LIÊN HỆ

Địa chỉ: Đường 30 tháng 4, phường Nam Cường, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Hotline: 02143850019

Email: phongttdt@laocaitv.vn

Website: www.laocaitv.vn