Nhờ triển khai đồng loạt các giải pháp trong phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đã đạt những con số ấn tượng. Số hộ nghèo giảm mạnh 7 lần so với đầu nhiệm kỳ; giá trị canh tác /1ha tăng từ mức trên 70 triệu đồng năm 2015 đến mức 102 triệu đồng/ha năm 2018.
Tổng thu nhập bình quân trên đầu người năm 2018 trên 3,5 lần so với năm 2015, từ mức 9 triệu lên xấp xỉ 32 triệu đồng/người/năm. Đây chính là nền tảng quan trọng thúc đẩy mục tiêu của xã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2019, sớm 2 năm so với lộ trình đề ra.
KHÔNG TƯ DUY NHIỆM KỲ, LẤY SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀM THƯỚC ĐO THÀNH CÔNG
Sản phẩm dịch vụ du lịch “Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn” đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP
Để du lịch phát triển một cách bền vững, xã Tả Phìn đặc biệt chú trọng đến việc chuẩn hóa các dịch vụ du lịch hiện có. Yêu cầu đặt ra cho các dịch vụ du lịch hiện nay của xã đó là cung ứng những sản phẩm khách du lịch cần chứ không phải là những gì mà người dân làm du lịch của xã sẵn có, nhưng dứt khoát phải dựa trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai, năm 2019, xã Tả Phìn có sản phẩm Dịch vụ du lịch “Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn” của Hợp tác xã Tả Phìn xanh đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP.
Đây là sản phẩm OCOP về du lịch dịch vụ đầu tiên của tỉnh Lào Cai và là sản phẩm thứ 2 trong cả nước. Giá trị cốt lõi của sản phẩm này đó chính là nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp giữa thiên nhiên và con người, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với phát triển du lịch.
Du khách thích thú với các sản phẩm đậm nét tri thức bản địa
Là xã thuần nông với 97% người dân có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, nên xã tập trung khai thác tiềm năng lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Để nâng cao giá trị canh tác, thu nhập cho người dân, cấp ủy chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp cụ thể về xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế như: Chuyển đổi 85 ha diện tích trồng lúa, ngô sang trồng hoa, rau công nghệ cao để tăng thu nhập. Đặc biệt là cây địa lan. Nếu như năm 2015, nguồn thu từ địa lan là khoảng 7,5 tỷ đồng, thì đến năm 2018 con số thu đã lên tới trên 50 tỷ đồng. Hiện nay, sản lượng địa lan của xã Tả Phìn chiếm khoảng 85-87% sản lượng địa lan của cả huyện Sa Pa và khoảng 75% sản lượng địa lan của cả tỉnh Lào Cai.
Để bảo tồn tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc Mông, Dao trên địa bàn xã gắn với sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng có lợi thế so sánh cao, phục vụ thị trường như: các sản phẩm thuốc tắm đồng bào dân tộc Dao đỏ, liệu trình vật lý trị liệu chăm sóc sức khỏe của đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Dao đỏ gắn với mở rộng diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng ... xã Tả Phìn đã chú trọng đầu tư, quy hoạch diện tích để trồng là 34 ha. Hàng năm, thu nhập từ nguồn dược liệu trên địa bàn xã là 17 tỷ đồng.
Thế mạnh thứ hai được Tả Phìn tận dụng triệt để đó là khai thác loại hình du lịch cộng đồng. Trên địa bàn xã hiện có hơn 30 homestay cho khách lưu trú. Cùng với đó, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc kết hợp với sản phẩm của các hợp tác xã, làng nghề thủ công truyền thống như: thuốc tắm người Dao đỏ Tả Phìn, dệt thêu thổ cẩm, chạm bạc, rèn sắt đã hỗ trợ cho du lịch trên địa bàn xã phát triển. Năm 2018, số khách du lịch đến với địa bàn xã là trên 70.000 lượt người. Việc gìn giữ, bảo tồn và khai thác từ chính giá trị của tri thức bản địa đã tạo điều kiện thúc đẩy mô hình hoạt động của Công ty Thuốc tắm SAPANAPRO theo hình thức doanh nghiệp cộng đồng xã hội. Từ chỗ chỉ là một tổ hợp tác thì nay công ty có 118 cổ đông.
Họ chính là người Mông, người Dao ở xã Tả Phìn, phần đa trong số họ là người ngày ngày ươm trồng, mở rộng diện tích trồng những giống cây thuốc quý trong bài thuốc tắm Dao đỏ Tả Phìn để cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty. Chính lợi thế cảnh quan thiên nhiên, điều kiện khí hậu, sự chuyên nghiệp trong cách thức làm du lịch, sự mộc mạc của các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, và đặc biệt là cách thức nâng tầm giá trị tri thức bản địa... đã tạo nên sức hấp dẫn cho du khách khi đến với Tả Phìn.
Tỷ lệ hộ nghèo của xã Tả Phìn từ năm 2015 đến 2019
Được xã hỗ trợ về giống, vốn vay, khoa học kỹ thuật phát triển mô hình trồng địa lan, nuôi ong và chăn nuôi lợn, gà... nhất là từ tăm 2017, từ khi có con đường trải bê tông êm thuận, dài hơn 5 km nối liền đội 13, thôn Tả Chải với trung tâm xã, không còn cái cảnh phải thồ hàng ra trung tâm xã, huyện bằng ngựa hoặc những chiếc xe Minsk, mà ô tô tải có thể vào tận nơi thu mua, chuyên chở, gia đình anh và nhiều hộ khác trong thôn mới có cơ hội đổi đời như vậy.
Trước đây đội 13 có tới 24 hộ nghèo nhưng đến nay chỉ còn 1 hộ và dự kiến cũng sẽ thoát nghèo trong năm nay.
Đổi thay từ một thôn vốn xa nhất và khó khăn nhất của Tả Phìn phần nào phản ánh tốc độ giảm nghèo “phi mã” ở địa phương này. Nếu như năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí nghèo đa chiều) của xã là 43,1%, thì đến năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,15%, giảm tới 7 lần so với đầu nhiệm kỳ.
Ngôi nhà mới xây khang trang vững chãi bằng nguồn thu nhập từ trồng lan và chăn nuôi
Khi chúng tôi đến gia đình anh Lý Láo Tả, hình ảnh người đàn ông người Dao đang chăm chút cho sân vườn đầy hoa và ngôi nhà khang trang, nằm tận cuối con đường dài nhất (nối đội 13, thôn Tả Chải với trung tâm xã Tả Phìn) thực sự đã gợi lên cuộc sống sung túc, an nhàn và hưởng thụ. Nhưng điều vô cùng bất ngờ đối với chúng tôi, gia đình anh mới là hộ thoát nghèo của xã Tả Phìn trong năm 2018 với mức thu nhập trong năm lên tới 300 triệu đồng.
ƯU TIÊN CHO NHỮNG TIỀM NĂNG THẾ MẠNH CÓ LỢI THẾ SO SÁNH...
Từ một xã vùng 3 nghèo của huyện Sa Pa, trong vòng 4 năm, từ năm 2015 đến nay, Tả Phìn đạt thu nhập bình quân đầu người tăng 3,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 7 lần – cán đích nông thôn mới trong năm 2019, về sớm 2 năm so với lộ trình đề ra... Những con số “biết nói” này thực sự gắn với những nỗ lực, tâm huyết của cấp ủy chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã, trong đó đậm nét là vai trò của đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Đỗ Minh Trí – một cán bộ tuyên giáo được huyện Sa Pa luân chuyển từ huyện xuống xã vào năm 2015.
NHỮNG CON SỐ “BIẾT NÓI”...VÀ DẤU ẤN CỦA CHỦ TỊCH UBND XÃ ĐỖ MINH TRÍ